In name card visit giá rẻ quận Tân Phú
In name card kích thước tiêu chuẩn cũng như chất liệu name card
22 Tháng Hai, 2018
Tư vấn cách lựa chọn giấy in name card phù hợp với từng đối tượng
4 Tháng Năm, 2018

Kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5, B, C trong ngành in là bao nhiêu?

kich thuoc

kich thuoc

Khi sử dụng máy in hay ra tiệm photocopy hoặc đến các tiệm in lớn, nhỏ thì chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy thắc mắc với các khổ giấy mà họ sử dụng đúng không? Những loại khổ giấy quy chuẩn chung trên toàn thị trường Việt Nam đó là A, B, C. Vậy, kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5, B, C là bao nhiêu? Các loại giấy này tại sao lại được đặt tên như vậy? Bài viết này sẽ giải đáp “tất tần tật” cho các độc giả.

Nguyên nhân từ tên gọi của những khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5, B, C

Như đã trình bày bên trên, dù là in ấn bằng máy tại gia hoặc ra các tiệm, xưởng in thì các loại máy chỉ chấp nhận các khổ giấy: A0, A1, A2, A3, A4, A5, B,… Rất hiếm (gần như không có) địa chỉ chấp nhận sử dụng khổ khác để in cho bạn.

Tại sao lại chỉ có các khổ giấy này?

Câu trả lời rất đơn giản: Đó chính là sự phổ biến! Từ nhiều năm trước, người đi trước đã thống nhất rằng việc lựa chọn những khổ giấy chung sẽ giúp cho việc in ấn trở nên thuận tiện, dễ dàng,… Vì thế, điều này vẫn được kéo dài cho đến tận ngày nay.

Viện tiêu chuẩn Germany (Deutschen Institut für Normung – viết tắt là DIN) đã đưa ra loại khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 vào năm 1922. Ngoài ra còn có nhiều hệ thống khác từ Canada, Mỹ.

Kích thước khổ giấy các loại phổ biến trên thị trường

Nếu không tìm hiểu kỹ càng hoặc làm việc trong môi trường của ngành in thì bạn sẽ khó để biết được hết những quy chuẩn giấy trên thị trường hiện tai. Có 5 loại khổ giấy phổ biến nhất đó là: A, B, C, D, E. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì 3 loại: A, B, C là thông dụng nhất. Các loại này cũng có những kích cỡ giấy khác nhau.

Kích thước, size của khổ giấy A

Ở loại khổ giấy A – đây là loại dùng phổ biến nhất trong ngành in, được chia làm 18 khổ giấy khác nhau khác đó là: A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11, A12, A13, A14, A15, A16, A17. Thứ tự này được xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Cụ thể hơn là A0 sẽ có kích thước lớn nhất và A17 sẽ có kích thước nhỏ nhất.

kích thước khổ giấy A

Và trong 18 kích thước này thì có 6 size được sử dụng nhiều: A0, A1, A2, A3, A4, A5.

+ Kích thước khổ giấy A0: 841 x 1189 mm

+ Kích thước khổ giấy A1: 594 x 841 mm

+ Kích thước khổ giấy A2: 420 x 594 mm

+ Kích thước khổ giấy A3: 297 x 420 mm

+ Kích thước khổ giấy A4: 297 x 420 mm

+ Kích thước khổ giấy A5: 148 x 210 mm

*Khổ A4 được quy định là khổ giấy chuẩn của loại khổ giấy A này.

kích thước khổ giấy A

Kích thước, size của khổ giấy B

Bằng cách lấy trung bình nhân các khổ giấy liên tục nhau của khổ A mà các khổ giấy B được tạo ra. Tương tự khổ A thì khổ B cũng có nhiều kích thước khác nhau và xếp theo thứ tự từ B0 -> B12.

kích thước khổ giấy B

Bạn có thể tham khảo chi tiết size của khổ giấy B:

kích thước khổ giấy B

Kích thước, size của khổ giấy C

Trong ngành in ấn thì sự thông dụng của khổ giấy C kém hơn hẳn so với khổ A và B. Tuy nhiên, C cũng là kích thước quy chuẩn của những khổ giấy.

kích thước khổ giấy C

Đây là size của khổ giấy C:

kích thước khổ giấy C

Vì không được dùng tại Việt Nam nên bài viết này sẽ không đề cập đến kích thước của khổ D và E. Song, bạn có thế tham khảo đôi chút thông tin về chúng qua hình ảnh này:

kích thước khổ giấy D,E

Mong rằng khi xem xong bài viết này thì bạn đã biết được kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5, B, C trong in ấn. Cảm ơn bạn đã xem những thông tin này.

DMCA.com Protection Status